TỰ KỶ LUẬT

Ozaha

Đúc kết từ chia sẻ của một cô tên Hà My làm việc tại ID Asobi – Giáo dục mầm non Nhật Bản, 浦河フレンド森のようちえんDạy Con Không Đòn Roi về Tự Kỷ luật. Phía dưới là ví dụ cụ thể từ chia sẻ của cô.

8 ĐÚC KẾT TỰ KỶ LUẬT

  1. Hiểu đúng bản chất của kỷ luật

“Kỷ luật thực sự bắt nguồn từ sự tự nguyện, không phải từ sự ép buộc.“

“Tự kỷ luật không phải để làm hài lòng người khác, mà là để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.“

  1. Xây dựng quy tắc cùng con

“Cho phép trẻ tham gia vào việc đặt ra quy tắc gia đình là cách tốt nhất để dạy chúng về trách nhiệm.“

“Tôn trọng trẻ không có nghĩa là không có nguyên tắc, mà là cùng trẻ xây dựng những nguyên tắc có ý nghĩa.“

  1. Giải thích lý do đằng sau mỗi quy tắc

“Khi trẻ hiểu được lý do đằng sau mỗi quy tắc, chúng sẽ tự nguyện tuân thủ hơn là bị ép buộc.“

  1. Tạo không gian cho con tự quyết định

“Hãy tạo không gian để con tự suy nghĩ, tự quyết định và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.“

  1. Hướng dẫn con tự đặt ra mục tiêu

“Hãy dạy con cách tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân – đó là nền tảng của sự trưởng thành.“

  1. Chú trọng vào quá trình, không phải kết quả

“Hãy nhớ rằng, mục tiêu không phải là sự hoàn hảo ngay lập tức, mà là quá trình học hỏi và trưởng thành.“

  1. Nuôi dưỡng động lực nội tại

“Kỷ luật tốt nhất là kỷ luật đến từ bên trong, không phải từ sự kiểm soát bên ngoài.“

  1. Xem kỷ luật như một kỹ năng sống quan trọng

“Dạy con tự kỷ luật là trao cho con chìa khóa để tự do và thành công trong tương lai.“

Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này, cha mẹ có thể giúp con phát triển kỷ luật tự giác, một kỹ năng quan trọng cho sự thành công và hạnh phúc trong tương lai.

VÍ DỤ CỤ THỂ TỪ BÀI CHIA SẺ CÔ HÀ MY

[ TỰ KỶ LUẬT]

Hôm rồi gia đình mình có cuộc họp gia đình rất thú vị vì có Thêm các bạn nhỏ du học sinh.

Vì khi các con đến đây, bản thân tụi mình không đặt quá nhiều kỳ vọng vào các bạn nhỏ. Bởi, trẻ con mà quá hoàn hảo thì thật đáng sợ.

Tuy vậy, tụi mình vẫn muốn cho các con học cách cài đặt các giới bạn, nguyên tắc cho chính mình. Đây là kỹ năng mà con cần được luyện tập chứ không phải ngày một ngày hai. Trẻ con không nhất thiết phải hành xử như một người lớn.

Như mình đã nhắc ở bài viết trước, nếu trường học đưa ra quá nhiều nguyên tắc bắt trẻ tuân thủ mà không xuất phát từ sự tự nguyện ( willingness) thì trẻ sẽ không học được cách suy nghĩ Cho bản thân mình.

Và ở nhà, tôn trọng trẻ, chấp nhận trẻ không có nghĩa là không có nguyên tắc và kỷ luật trong gia đình. Nhưng cách mà chúng tôi làm nó như sau:

Sau giờ cơm trưa cuối tuần, mình cùng các con dọn dẹp, sau đó sẽ đọc sách và chơi cùng các bạn để tăng sự kết nối và được lắng nghe nhiều hơn. Sau đó, tụi mình thống nhất sẽ họp gia đình cùng tất cả mọi người với tên gọi không thể ngắn hơn: “Living together” – Bởi chúng mình luôn nói với con rằng – chúng ta đang sống cùng nhau – cùng giúp đỡ nhau để tồn tại, để chia sẻ và cùng hạnh phúc. Vậy nên, không gian gia đình chính là không gian công cộng mà các con cần học cách tôn trọng những người sống cùng. Kể cả ba mẹ và anh chị em.

Vậy là, papa là người hướng dẫn và đề xuất một số nguyên tắc. Sau đó, các con cùng lần lượt thông qua những nguyên tắc này. Nếu có ai không đồng ý, có thể đưa ra ý kiến phản đối và cùng nhau đề xuất giải pháp khác. Nếu bất kỳ nguyên tắc nào mà các con nghĩ cần thiết, các con có thể thêm vào. Vậy là, sau 45 phút cuộc họp, cả gia đình đã cùng đi đến thống nhất 10 nguyên tắc. 6/10 trong số đó do các bạn nhỏ tự suy nghĩ đề xuất ra:

Thứ nhất: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

Thứ hai: Để giày dép cùng nhau và xếp gọn sau khi về nhà.

Thứ 3: Nhặt rác và bỏ vào túi rác trong nhà hay bất cứ đâu khi con thấy rác.

Thứ 4: Giúp đỡ nhau trước và sau khi dùng bữa.

Thứ 5: Để cặp đúng nơi sau khi về nhà, tự dọn cặp của mình ( như rửa bình nước và dọn rác trong cặp nếu có)

Thứ 6: Trả lại đồ ở vị trí cũ sau khi sử dụng.

Thứ 7: không đánh nhau ( Có thể giận nhau nhưng không đánh người khác khi giận)

Thứ 8: Đóng nắp toilet và giữ toilet sạch sau khi sử dụng.

Thứ 9: Dùng đồ chơi nhẹ nhàng và tôn trọng đồ chơi.

Thứ 10: Chỉ được sử dụng TV, ipad, Điện thoại khi có sự đồng ý từ người lớn.

Có câu hỏi của một thành viên rằng: Nếu một người vi phạm nguyên tắc thì sẽ như thế nào?

Và thành viên quản trị đã để các bạn đề xuất cách xử lý. Có bạn nói rằng phạt úp mặt vào tường, có bạn nói rằng sẽ không được chơi đồ chơi hay mất lượt sử dụng: mất lượt chơi trong một số hạng mục ( như TV, điện thoại), có bạn nói rằng cần xin lỗi người lớn…

Còn papa thì nói với các con rằng, papa muốn các con tự suy nghĩ và tự quyết định. Nếu con làm sai, các con sẽ có lỗi với chính bản thân mình. Người con xin lỗi là chính con vì các con cũng là người đưa ra quy định này. Các con tự kỷ luật bản thân mình không phải để cho người khác nhìn hay ba mẹ kiểm tra. Ba mẹ không cần điều đó.

Sau khi đưa ra nguyên tắc này, bản thân mình cũng không đặt kỳ vọng rằng các con sẽ thực hiện được và thành công ngay lập tức. Chỉ mong, các con học được cách tự điều chỉnh, tự kỷ luật, và hiểu được điều gì nên hay không nên, điều gì mình có thể chịu trách nhiệm được. Để sau này, khi trưởng thành thực sự, con sẽ tự điều chỉnh được mình và tự tạo ra cho mình các nguyên tắc trong cuộc sống. Đó mới chính là kỷ luật thực sự.

Link bài viết : https://www.facebook.com/share/p/aqBttwCZTNvkPF3x/

#hamydesu

Viết một bình luận